Tìm hiểu lý do hàng nhập khẩu từ Nhật Bản mà được sản xuất tại Trung Quốc hoặc các nước khác

09/12/2021
  -  
0 lượt xem

Đã bao giờ bạn cảm thấy hoang mang khi mua 1 món đồ được quảng cáo là “hàng Nhật” nhưng khi xem thông tin sản phẩm lại thấy dòng chữ “made in China”?Bạn luôn thắc mắc tại sao sản phẩm này ghi là nhập khẩu từ Nhật Bản nhưng vẫn lại được làm ở Trung Quốc không?

Bạn có biết 80% hàng hóa được bày bán và sử dụng ở Nhật là: “Made in China”, “Made in Philippines” hoặc 1 số nước Châu Á khác (trong đó có Việt Nam). Chỉ 15-20% còn lại là sản phẩm “Made in Japan”. Không chỉ riêng các sản phẩm của Nhật mà các sản phẩm của Hàn Quốc, Mỹ hoặc 1 số nước Châu Âu có mác “made in China” là điều hết sức bình thường.

Trung Quốc từ lâu đã được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” nhờ nền sản xuất công nghiệp khổng lồ. Có những con số đầy thuyết phục lý giải cho danh hiệu này của Trung Quốc. Ngày 18/1, Cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế thứ 2 thế giới đã tăng 2,3% và đạt 101.598 Nhân dân tệ (tương đương 15,52 nghìn tỷ USD). Phần lớn sự tăng trưởng này của kinh tế Trung Quốc được thúc đẩy bởi nguồn lao động giá rẻ và hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu đi khắp thế giới.

Tờ Bloomberg dẫn lời một số chuyên gia kinh tế dự báo trong năm 2021, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ đạt 8,2%.

Nguyên nhân của việc các thương hiệu đình đám trên thế giới đều chọn Trung Quốc để đặt nhà máy sản xuất là vì chi phí nhân công tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật, ÚC, Pháp…. rất cao. Và chi phí đó đã làm cho giá thành sản phẩm đội lên cao dẫn tới sức tiêu thụ sản phẩm cạnh tranh rất yếu trên thị thường quốc tế nên các thương hiệu lớn đã tìm kiếm và hướng tới những nước có chi phí nhân công rẻ để đặt nhà máy sản xuất hàng hóa và nhập khẩu. Trong đó Trung Quốc là nước được lựa chọn đầu tiên bởi tiềm năng kinh tế và lịch sử về thương mại từ lâu đời. Mặt khác, Trung Quốc hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật, công nghệ, giao thông giao thương vào bậc nhất trên thế giới.

Các nhãn hàng lớn trên thế giới như Adidas, iPhone, Samsung,Thonet & Vander, Uniqlo, Goldgi , Huggies Platium.. và rất nhiều hãng lớn trên thế giới đã có nhà máy của mình ở các nước thứ 3 và phần lớn là tại Trung Quốc.

Không ngoại lệ, khi ở Việt Nam các bạn mua hàng tại các shop mall của các thương hiệu đình đám của Nhật Bản, nhân viên bán hàng cũng đã nhận được khá nhiều thắc mắc của khách hàng khi đặt mua một số sản phẩm thương hiệu như dầu sữa bỉm, gội đầu, sữa tắm hay thậm chí là những mặt hàng công cụ dụng cụ, đồ gia dụng Nhật khi mà có 1 số mặt hàng thương hiệu này cũng được sản xuất từ Trung Quốc.

Vậy hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc có tốt không? Có đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của công ty sở hữu thương hiệu đó không?

Câu trả lời là có tốt, rất tốt và các tiêu chuẩn về chất lượng không có gì thay đổi so với các nhà máy của các thị trường khác nhau của thương hiệu đó sở hữu.

Ví dụ như nhãn hàng bỉm Goldgi  đối với việc đặt nhà máy tại Trung Quốc thì toàn bộ nguyên vật liệu dùng để sản xuất bỉm đều được nhập khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc. Quy trình, công nghệ sản xuất là của tập đoàn Doozn Intercontinental Co.,Ltd ( JAPAN) sở hữu thương hiệu Goldgi Nhật Bản. Đội ngũ kĩ sư vận hành chính cũng là do phía tập đoàn Doozn cử sang. Những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng khắt khe theo quy định của tập đoàn Doozn Intercontinental Co.,Ltd mới được xuất xưởng và bày bán ngoài thị trường.

Nếu có bất kỳ sơ suất nhỏ nào ảnh hưởng đến chất lượng và gây thiệt hại cho người dùng sẽ bị loại bỏ. Và tất nhiên theo quy định các sản phẩm được sản xuất ra tại nước nào đều phải ghi “Made in…” tại nước đó.

Vậy thế nếu mua hàng Nhật nhưng lại “Made in China” thì bạn không cần phải quá lo lắng về chất lượng của sản phẩm nhé.

Nguồn: https://danviet.vn/tai-sao-la-hang-nhat-nhung-lai-made-in-china-tren-bao-bi-san-pham-5020212069562539.htm